Chờ cả buổi, cuối cùng cô phát thư người bản xứ quen thuộc cũng đã đến. ..
Tôi xúc động cầm trên tay tập thơ "Dấu Giày Chinh Chiến" và tập truyện ngắn "Nhốt vòng nhớ thương" nhận từ thi sĩ Trạch Gầm. Ông cũng là người bạn đường của tài tử, ca nhạc sĩ Yên Ly; bạn thân với nhà tôi, mấy năm rồi chưa gặp lại.
Siêu Huynh trưởng Nguyễn Đức Trạch khóa 21 vừa gửi tặng cho thằng đàn em Dzuy Lynh, đồng môn TSQTBTĐ khóa 5/71 qua đường bưu điện trưa hôm nay, ngày 22 tháng 11.
Yên Ly, cô em bạn đồng nghiệp " xướng ca đa loại " nhiều năm cùng sinh hoạt văn nghệ với tôi tại San Jose, mươi năm trước.
Yên Ly, dạo ấy chưa viết nhạc. Mệnh danh là người ca sĩ trường chay, khoác áo tràng, mang Thánh giá vào Chùa hát Thiền ca!
Như tôi, người ưa uống nước mắm Cordon Blue, xì dầu Sauvignon- Bordeaux, mặc Lam y đội mũ Tứ Ân vô Nhà Thờ dạy hát, đệm nhạc cho ca đoàn.
Tôi thích đọc thơ trước khi đọc sách.
Một phần, vì thích nấu thơ luộc nhạc. Phần khác, theo thiển ý, văn vần gần gũi với âm nhạc hơn văn xuôi.
Thơ chính là bản nhạc chưa kẻ khuông và ghi note...
... Bói Kiều, tôi tháo sợi dây giày Botte de Sault cũ sờn nhưng chưa đứt còn in đậm Dấu Giày Chinh Chiến ra.
Chiếc giầy bên tay mặt là trang 61.
Ở đây, chỉ một trang giấy nhỏ mà gói trọn cả một trời thương! Ôi sao mà dễ thương quá đỗi!
"Trời thương" là tựa đề một bài thơ tám chữ năm đoạn. Bên dưới tựa đề thi phẩm tác giả ghi Tặng Yên Ly.
Tôi đặt cái Dấu Giày lên giá nhạc, mở máy thu thanh, Micro, Keyboard, kéo hai điếu thuốc lá Mỹ, làm một tợp cà phê Tây... và ca khúc thành hình.
Bản nhạc không hề được ký âm! Có cần thiết không? Như vài năm trước, tiếng gào thống thiết gọi Rừng Ơi từ người thơ lưu vong Cao Nguyên đã cho tôi cảm xúc để đem nhạc vào Rừng.
Hôm nay, ru bên tai là lời thủ thỉ thì thầm thắm thiết "Trời thương" của người thơ luân lạc Trạch Gầm!
Dẫu gì, tôi còn nhớ là mình cũng có "chút xíu" ( nói theo Trạch Gầm) mảnh trời thương, và một đoạn đường chiến binh rong ruổi, một thân phận lưu vong bất đắc dĩ.
Dzuy Lynh trân trọng giới thiệu đến qúy thi hữu, thân hữu nơi đây dòng thơ Trạch Gầm.
Thơ Trạch Gầm đã được nhiều nhạc sĩ có tiếng tăm phổ nhạc. Tôi là người viết nhạc chưa sủi tăm, không nổi tiếng mà có nổi ...điên. Điên và gàn theo cách của một người Lính vất gươm bẻ súng ôm đàn nghêu ngao cho qua ngày đoạn tháng.
Điên vì những vần thơ đẹp, đầy ắp tình yêu thương đến từ tận đáy trái tim Người Lính không còn trẻ nữa!
Trạch Gầm là một thi sĩ không xa lạ với người Việt Nam lưu vong tại tiểu bang California, tại Hoa Kỳ và các quốc gia tự do khác trên thế giới. Nơi có quần thể người Việt Nam tị nạn cộng sản tha hương tạm cư; vẫn kiên nhẫn đêm ngày chờ đợi con gió chuyển mùa Tây Bắc - Đông Nam ập đến, để cùng dong cánh buồm phiêu bạt, hướng về Nam phương; chung tay vá lại mảnh dư đồ rách.
(xin mời bấm lên ảnh hay bấm vào link dưới để nghe bài hát)
" Bài thơ THƯA THẦY CON ĐI sau đây... lần đầu xuất hiện trên Đặc San Xuân 1973 trường Nữ Trung Học Gia Long Sài Gòn đã đi vào lòng bao thế hệ không những chỉ học sinh của trường Gia Long mà còn rất nhiều trường khác nữa. Tác giả VŨ THỊ GIO LINH bây giờ không biết ở đâu, và có cho ra đời tác phẩm nào khác không, nhưng chỉ một bài thơ “Thưa Thầy Con Đi” đã để lại cho những thế hệ phía sau một tuyệt phẩm dạt dào tình nghĩa thầy trò."
( trích từ ThaiNC FB page 11.20.2016 )
(xin mời bấm lên ảnh hay bấm vào link dưới để nghe bài hát)
Sao không là chiếc chìa khóa cho con tự mở cửa đêm đen hở người hiển Thánh?
Ngài tiếc chi một kẻ tội đồ, một hạt cơm chiên của Chúa!
Há phải đâu là một con chiên,
lạc loài trong bóng đêm dày đặc giữa khu rừng thiện ác;
dõi mắt tìm không thấy người chăn...
Con cầm chiếc thìa bạc được trao bởi vị linh mục già nua,
ngồi thu lu biếng nhác trong căn phòng hẹp.
Ông chỉ cho con bước ra ánh sáng bằng lời im lặng.
Giống như Đức Cồ Đàm đưa ngón tay chỉ một vầng trăng.
Vị linh mục già nua chậm chạp như bức tượng.
Lặng lẽ dúi vào tay con chiếc thìa bạc - chẳng nói lời nào?
Mật ngôn!
" Hãy tự mở cửa trái tim ngươi và bước ra khỏi vũng tối bấy lâu với chiếc thìa cà phê bằng bạc của người phụ tế.
Chính là của cải còn sót lại duy nhất mà tên trộm nghèo khó Jean Valjean đã dùng như cái chìa khóa mở cánh cửa ngục tù oan trái của loài người bất công và khốn nạn."
Đêm khuấy lanh canh, ly cà phê đến từ chúa ngục A Tỳ xa lắc hiến tặng thơm lành sóng sánh.
Chiếc thìa đang tìm mở cánh cửa bình an tâm hồn theo hương khói bay bay...
Đường bay thăm thẳm mù khơi từ địa ngục đến thiên đàng.
Thấy gì không? Không!
Nghe gì không? Có. Có tiếng giọt cà phê nẩy tí tách cùng sương đêm, va vào vách trắng.
Đêm chạy vội cho kịp Mùa Vọng.
Con ngồi yên. Không có gì trong đầu. Không có gì trong tâm.
VINH DANH LLTTB.QLVNCH : Binh Chủng BIỆT KÍCH DÙ GỬI EM CÔ GÁI BÌNH LONG
*( nguồn: Facebooker Long Bui - cựu SVSQ/TBBTD. Khóa 5/71 Kontum )
Ngoài câu thơ bất hủ :
"An Lộc Địa sử ghi chiến tích Biệt Cách Dù Vị Quốc Vong Thân"
Mà cô giáo Pha để lại trên tấm bia trước nghĩa trang Biệt Cách 81 Dù tại An Lộc còn có một bài thơ khác của Cô viết tặng cho binh chủng kiêu hùng này của QLVNCH
"Anh Biệt Kích hề ngàn xưa bất hứa Em thục nữ hề trong trắng ngoài xinh Ta quen nhau hề Lý Bạch Lưu Linh Khi chợt tỉnh hề khối tình trong mộng Em chỉ muốn hề thương chàng qua bóng Để rồi mơ hề rồi mộng rồi mơ Biệt Kích ơi hề tâm ý thành thơ Xin gửi đó hề chừ thương nhớ mãi".
Bài thơ dưới đây của một người lính Biệt Kích vô danh. Anh là một hạ sĩ trẻ của biệt-đội I. Tháng 1/75 nhảy vào Phước Long. Bị thương và bị bắt. Trong giờ phút cuối cùng của đời người, anh đã cố viết được một bài thơ rất cảm động với mong muốn gửi tặng cô giáo Pha. Anh ấy đã chết sau đó 8 ngày và bài thơ đã được giao lại cho một người bạn đồng cảnh ngộ. Và anh bạn ấy đã học thuộc lòng mang tới vùng đất Tự Do từ lao tù Cộng Sản. Tựa bài thơ đó là:
(xin mời bấm lên ảnh hay bấm vào link dưới để nghe bài hát)