Blue .
Người da đen đang thổi saxophone
Kề chuyện những đoạn đường
Họ đã đi qua
Những ngày cúi lưng nhặt bông gòn trên cánh đồng nắng cháy
Những giọt mồ hôi đen rơi xuống đất
Mấy trăm năm
Đã làm nước tưới cho những cây bông mới
Cũng trong nắng gắt
Người chủ phe phẩy cái quạt trong bóng dâm
Cười vui cho một mùa hoa nữa
Những bông trắng nõn
Nằm trong bàn tay đen của từng đàn thợ
Hay bay theo những luồng gió lên cao
Thật đẹp
Đêm đang đi qua
Tiếng kèn vẫn réo rắt trong quán vắng
Những người khách mỏi mệt
Bên những chai bia
Có người đứng dậy đi vào cầu tiêu
Đêm vẫn còn dài
Người da đen vẫn kể
Những đoạn đường họ đã đi qua
Lúc họ nhìn trong gương
Thấy mình là người giữ nhà trung thành cho những người da trắng
Và những đời người không căn cước
Đêm qua
Trong một thành phố trung Mỹ
Có người da đen đã trở thành người uy quyền nhất trên thế giới
Những dòng nước mắt chảy mãi trên khuôn mặt
Nhiều người
Đã trôi đi những tức tưởi và mặc cảm
Đêm nay
Sao người da đen thổi kèn vẫn còn buồn
Điệu Blue
True Blue
BDT
***
DL độc tấu O Sole Mio (written by Giovanni Capurro and the melody was composed by Eduardo)
(trích tùy bút Duy Linh "Cỏ bồng dấu ngựa")
Người nô lệ phun những giọt nước mắt đen đúa lên chiếc kèn đồng.
ai oán, bi thương, tủi nhục oà vỡ trôi vào men cay chiếc ly thủy tinh màu huyết dụ sóng sánh Cordon Blue.
Cũng có thể gọi là True Blue không Anh?
Đọc thơ anh, em buồn xanh người và màu da bỗng sẫm vàng hơn sáu mươi năm đã khoác
Đêm nay sao mình không ngồi xuống, anh chia cho em một chút tuổi bụi lưu vong của năm lần ba trăm sáu mươi lăm ngày lẻ chứ, Anh!
" Đêm nay sao người da đen thổi kèn vẫn còn buồn
Điệu blue
True blue "
( thơ BDT )
Anh hỏi anh sao? Anh trả lời anh rồi đấy thôi! Người da đen vẫn còn buồn hay tiếng kèn vẫn còn buồn, và cả hai vẫn buồn muôn thuở! Hay là tại người buồn... kèn có vui đâu bao giờ...
Bọn mọi da trắng ăn cắp tiếng cười đen, trả lại giọng hờn bi óan, phẩn nộ trong ẩn nhẫn nấp sâu trong hồn người nhạc công da màu mang họ màu xanh blue. Cái hồn lãng tử giang bạt kỳ hồ, cái kiếp nô lệ lầm than, hay hồn tiếng Sax cuộn lại, thắt chặc rồi bung ra tả tơi nỗi lòng của người đàn bà da đen đồng tính trong The color Purple của nhà văn, nữ sử gia, biên tập viên Alice Walker...nếu con chữ biết leo lên nốt nhạc!
Tiếng kèn buồn, tiếng kèn vẫn còn buồn và tiếng kèn sẽ còn buồn muôn thuở, phải không Anh?
Tiếng kèn da đen buồn vì mất gốc mà còn bị giữ nguyên màu nguyên thủy, tiếng kèn da vàng buồn vì mất nước nên da có cằn khô nhợt nhạt hơn... dẫu sao, trắng pha đen ra màu súc cù là, vàng trộn trắng hóa thành màu vôi vữa bị bạch tạng!
Tiếng cười đen nghẹn ngào nức nở nghe sao rất trắng, trắng màu bạch kim xi vỏ chiếc kèn đồng, hay trắng nhẵn màu xương trắng máu đỏ da đen đồng lọai.
Mấy mươi năm rồi anh ngồi làm mẫu cho người điêu khắc gia tạc tượng da vàng luân lạc trong Bar bên ly Whisky khét lẹt mùi xích sắt nóng nung bể lò rèn nô lệ để nghe rổn rảng âm khua tàn bạo, vô tâm cùng tiếng nghiến răng của ngọn roi da xiết chặt hằn sâu trên da thịt con người ngòai cánh đồng cỏ cháy, trong hầm mỏ buốt gía căm căm buổi cuối đông.
Bọn mọi trắng tạp chủng tạ ơn dân bản địa bằng cách lùa người da đỏ tội nghiệp vô một lổ nhỏ tình thương, ban cho vài lá bài và mấy con xúc xắc, bố thí vài xu lẻ cùng dúm thức ăn thừa cướp được từ mẫu bánh mì lúa mạch mặn mồ hôi sôi nước mắt của người dân đóng thuế, hoa mỹ gọi là trợ cấp nghìn thu.
Và cũng đã chưa quên dán lên chiếc nhãn Chú Gà Tây đáng thương sinh Bắc tử Nam sinh Tây tử Mỹ không hề nhận được giấy báo tử trước cuối tháng mười một.
Đính kèm là luận điệu giả dối điêu ngoa tởm lợm, gióng môi khua mép rền rĩ tiếng tri ân vô vị rỗng tuếch bủa tai những khai quốc công thần thuộc bộ tộc có làn da màu đồng mắt cua Indian đến từ Nam Mỹ tự thuở khai thiên lập địa.
Những anh hùng David "Davy Crockett - King of the Wild Frontier", Daniel Boone được mệnh danh là những folk heroes of the United States có bao nhiêu công với tạp chủng quốc cũng đồng nghĩa với có bấy nhiêu tội diệt chủng với thổ dân là những người đi khai hoang lập ấp từ thời hồng hoang khởi thủy.
Để hôm nào có dịp gặp nhau...
Em sẽ thổi cho anh nghe giai điệu Nam Ai nước Việt da vàng bởi "Chiếc kèn Saxo Ténor tù lao cải" với chiếc lược chải tóc mài bằng mười ngón tay chai sần rướm máu sau chuỗi giờ lao động khổ sai trong suốt bốn mươi chín ngày ròng rã chế tác từ miếng nhôm vỏ hỏa châu cầm tay. Một loại hỏa tín hiệu soi sáng quen thuộc với bao nhiêu vết bầm đen in dấu lên bắp vế người trung đội trưởng Cọp Biển "Lính Con Bà Phước" can trường tầm giặc trong những đêm trường sơn Hạ Lào, Thừa Thiên - Quảng Trị mùa hè đỏ lửa 1972.
Chiếc lược nhôm và mảnh bao nhựa tái sinh đã réo rắt gọi hồn đồng đội là những ai ra đi chẳng hẹn ngày về trong mùa Vu Lan đầu tiên của năm tháng khổ sai biệt xứ...
Tiếng Saxo dã chiến này cũng từng trỗi lên dưới ánh sáng giải ngân hà leo lét đêm Giáng Sinh 1976 tại mật khu Hiệp Đức, Quảng Nam vốn là hang ổ thâm sơn cùng cốc của cộng phỉ, thí điểm trại Tù Binh liên khu 5 của CSVN sau ngày cướp trọn miền Nam .
Mảnh nylon tạo âm kia chính là chiếc áo gói tán "đường chén" đen trị giá một đồng rưỡi tiền Việt Cộng năm 1976 của người sĩ quan rất trẻ với chiếc mũ nồi xanh đội lệch, là bạn tù sau ngày mất nước vừa liếm sạch sau lần gia đình thăm nuôi duy nhất.
Để rồi sau đó người vợ trẻ bị cán bộ quản giáo và đám cảnh vệ bề hội đồng cho đến khi trút hơi thở cuối cùng, mắt mở trừng trừng, thây phơi bên giòng suối cạn; sau cả tuần lễ vất vả gian nan trèo đèo băng suối đi thăm nuôi chồng cải tạo.
Hãy tưởng tượng xem tiếng kèn "lược" da vàng châu Á tha hương và tiếng kèn đồng da đen châu Phi luân lạc có mang cùng âm hưởng hay không? Anh!
"Đêm đang đi qua
Tiếng kèn vẫn réo rắt trong quán vắng
Những người khách mỏi mệt
Bên những chai bia
Có người đứng dậy đi vào cầu tiêu
Đêm vẫn còn dài... "
Mình về thôi, anh ạ! Đêm có còn dài lắm không? Cho em xin điếu thuốc với... Anh lại đi vào cầu tiêu nữa ư?
Ừ thế cũng ok. Trút ra, trút ra hết những gì không muốn giữ lại trong lòng, người nhạc công da đen đã chẳng đang bảo thế là gì!
Buồn với chả buồn, không khéo con bé bán nước bọt hôm nay rao hàng khản cổ ế ẩm đang ngồi thu lu bên vệ đường nó cười nhạo anh em mình kia kìa! Anh buông tay ra, đừng chòang vai em chứ, bọn mọi trắng lại lấm lét xầm xì bây giờ.
Nếu hậu duệ của mười bảy triệu cái trứng Nam Việt của Mẹ Âu Cơ ấp vào ngày ba mươi tháng tư năm bảy mươi lăm nở cùng một lúc hôm nay, bọn mọi trắng chúng nó sẽ trở thành dân tộc thiểu số ngay chính trên quê hương mình, Anh có biết không?
Lúc ấy, người nhạc công da đen cười, cây Saxophone cười, buồn ơi đi vắng.
Và em khóc...
một mình.
Dẫu gì, em chỉ là một đứa con nít sống lâu năm.